Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn băn khoăn tự hỏi rằng sản phẩm này có hàn the hay không? Vậy hàn the là gì? Thực phẩm sạch nên hay không chưa đựng hàn the? Trong bài viết này sẽ trả lời các băn khoăn trên:
1. Hàn the là gì? Tính chất hóa học của hàn the?
- Hàn the hay còn được biết tới là hợp chất hóa học tên gọi là Borac. Hợp chất hóa học này bao gồm các khoáng chất hóa học kết hợp với nhau. Hợp chất này có công thức hóa học là Na2O4B7.10H2O
- Tính chất hóa học của hợp chất này là: có màu trắng, mềm, có nhiều cạnh, dễ hòa tan trong nước. Ngoài ra hàn the còn được biết tới là chất có tính sát khuẩn nhẹ, đồng thời, nó cũng làm cho các phẩm từ thịt cá trở nên cứng và bảo quản được lâu hơn.

2. Hàn the có độc không? Ảnh hưởng của hàn the tới sức khỏe người sử dụng hay không?
- Câu trả lời là có ĐỘC nếu sử dụng quá 5 gam trở lên, có thể gây tử vong. Hàn the hiện nay đang là chất bị cấm sử dụng trong các loại thực phẩm sạch của Việt Nam.
- Ảnh hưởng của hàn the tới sức khỏe của người sử dụng:
- Hàn the khi được dung với liều lượng thấp có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng tới hệ bài tiết ( gan, thận, ruột) gây suy nhược cơ thể
- Hàn the vào cơ thể sẽ rất khó đào thải. Ngoài ra nó sẽ tích tụ dần dần trong gan và có khả năng gây ung thư.
- Rất có hại đối với sự phát triển của người mẹ đang mang thai và sự phát triển của trẻ nhỏ.
3. Ứng dụng của hàn the là gì?
- Tính chất chính của hàn the là có khả năng tẩy rửa, sát khuẩn nhẹ nên được ứng dụng chính trong sản xuất các chất tẩy rửa, khử trùng, thuốc trừ sâu
- Ngoài ra Hàn the còn có tính chất làm cứng nên được ứng dụng trong làm men thủy tinh, gốm. làm cứng đồ gốm sứ….
- Bên cạnh đó, hỗn hợp của borac và amoni clorua (NH4Cl) còn được sử dụng để làm chất trợ chảy khi hàn các hợp kim của các chất chứa nguyên tố sắt như thép. Bởi hỗn hợp này có thể làm hạ thấp điểm nóng chảy của các oxit sắt. Đồng thời, hàn the cũng có thể được trộn với nước để làm chất trợ chảy khi hàn các kim loại quý như vàng hay bạc.
4. Cách nhận biết hàn the trong thực phẩm:
- Hiện nay gần như không có phương pháp định tính nào để phân tích nhanh. Rằng thực phẩm có hay không chứa đựng hàn the bên trong?
- Ngoài phương pháp phân tích bằng các thí nghiệm hóa học, để đưa ra chính xác nhất câu trả lời. Bởi thực phẩm ngày nay chứa các chất cấm hoặc phụ gia cấm một cách rất tinh vi. Nhưng người tiêu dùng thông mình vẫn có thể tự đưa nhận định của bản thân như sau:
- Nhận biết qua mùi vị, màu săc: Cụ thể, đối với thịt lợn, miếng thịt có tẩm hàn the rất tươi, thớ thịt săn nhưng khô. Cắt vào bên trong thịt nhũn, có dịch, độ đàn hồi kém. Khi ăn sẽ thấy miếng thịt bở và có mùi hôi. Ngược lại, thịt lợn tươi ngon, bề ngoài không bị nhớt, thịt săn chắc và có độ đàn hồi cao. Khi ấn tay vào thớ thịt thấy mềm tay, thịt lõm xuống sau đó nhanh chóng trở lại bình thường. Khi luộc thịt, nước trong, mùi thơm, ăn dai thịt.
- Còn với giò lụa, khi mua cần để ý màu sắc và mùi vị của cây giò. Giò ngon là loại có mùi thơm thoang thoảng của thịt hòa quyện với mùi của lá gói, cắt ra có màu hồng nhạt, bề mặt giò có nhiều lỗ li ti, sờ vào cảm giác mịn và hơi ướt, khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, không quá giòn, không bị bở…Đối với chả, nếu là loại ngon sẽ có vỏ hơi sần sùi, bề mặt mềm mịn. Chả đã bị tẩm hàn the ăn sẽ không có vị béo ngậy đặc trưng của thịt mà lại giòn, dai bất thường.
5. Chứng nhận sử dụng hàn the (borac) trong thực phẩm:
- Hàn the (borac) hiện nay KHÔNG CÓ trong danh mục các chất được Bộ Y Tế cho phép dùng trọng thực phẩm sạch.
- Tìm hiểu thêm: Thông tư danh mục BYT mới nhất (2018)
- Hàn the hiện nay đang được bộ Y tế Việt Nam liệt vào danh sách các hóa chất cấm sử dụng trong vai trò của phụ gia thực phẩm. Nhưng thực tế hiện tại nó vẫn được sử dụng trong các loại thực phẩm như giò, chả, nem chua, bún, bánh phở, bánh cuốn….đa số ở các loại bánh được làm từ bột hoặc thịt xay nhuyễn với mục đích bảo quản lâu hơn.
- Hiện nay đã có nhiều loại phụ gia khác thay thế hàn the trong vai trò giữ tươi và bảo quản. Nhưng hàn the vẫn xuất hiện nhiều trong thực phẩm vì mức độ phổ biến như: rẻ, nhiều, dễ sử dụng…..Và vẫn còn quan niệm cần 1 ít hàn the trong chế biến thì sản phẩm mới đủ “vị” tươi ngon.
- Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, hàn the không bị thải loại hoàn toàn mà nó có khả năng tích tụ lên đến 15% lượng tiếp nhận vào cơ thể. Điều này về lâu dài sẽ gây ngộ độc mãn tính, dần dần làm suy thận. Suy gan dẫn đến tình trạng da xanh xao, biếng ăn, cơ thể suy nhược. Thậm chí còn làm teo tinh hoàn, vô sinh hoặc các tai biến hệ tiêu hóa đối với ai sử dụng nhiều.
6.Hàn the mua ở đâu?
Trước khi mua loại hóa chất này. Chúng ta cần tự hỏi bản thân trước: “mua hàn the để làm gì?”. “Chúng ta đã nắm rõ tác hại của hàn the chưa?”. Chợ và các cửa hàng hóa đều có thế bán loại. Nhưng người mua phải sử dụng cẩn trọng hàn the. Đặc biệt là không nên dùng trong sản xuất thực phẩm để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé!
>>Nguồn tham khảo: Tìm hiểu về hàn the, tác hại và ứng dụng?
*Nội dung bài viết mang tính chất xây dựng và mục đích mang kiến thức đến cho người đọc. Không khuyến khích người đọc mua và sử dụng các thành phần được nêu trong bài viết.
*Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Chúng tôi xin khuyến khích quý khách hàng sử dụng Sản phẩm Chả Cá của Công Ty TNHH Trọng Tín, cam kết với khách hàng:Sử dùng nguồn nguyên liệu là cá biển tươi.Nói KHÔNG với: Chất bảo quản – Chất phụ gia – Độn tạp chất và nguyên liệu khácĐảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (có chứng nhận đầy đủ), thực phẩm sạch chất lượng bán hàng từ TÂM
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Hotline đặt hàng: 0913 727 857 – 0258 360 1439
>>Xem thêm tại : về chúng tôi