Thực phẩm bẩn, thực phẩm bị nhiễm bẩn….bởi các mối nguy (mối nguy sinh học, mối nguy hóa học và mối nguy vật lý) luôn tiềm tàng quanh ta. Khả năng nguy hại của từng mối nguy đó đều rất ảnh hường đến sức khỏe mỗi người chúng ta.
Và một trong số mối nguy ảnh hưởng thường xuyên nhất là mối nguy sinh học. Cụ thể là sự lây nhiễm các vi khuẩn trực tiếp đến chúng ta thông qua thói quen sinh hoạt hàng ngày và thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Vậy làm cách nào để hiểu đúng và hạn chế ô nhiễm sinh học này? Mời các bạn cùng tìm hiểu về các mối nguy sinh học.
Thế nào là mối nguy?
Có 3 loại mối nguy ô nhiễm thực phẩm là: mối nguy sinh học, mối nguy hoá học và mối nguy nguy vật lý. Ở đây chúng ta đề cập chính tới mối nguy sinh học.
Mối nguy sinh học
Các mối nguy gây sinh học bao gồm: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Con đường gây ô nhiễm sinh học vào thực phẩm.

1. Mối nguy sinh học do vi khuẩn:
Vi khuẩn có mọi nơi quanh ta, chúng có thể có trong không khí, trong nước, đất và kể cả trong cơ thể của chúng ta!. Có 2 loại vi khuẩn: vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong cuộc sống hàng ngày, vi khuẩn có lợi có vai trò hỗ trợ to lớn trong hệ tiêu hóa con người. Trong thức ăn có vai trò lên men như dầu đậu nành, pho mát, dưa chua….
Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn có hại ảnh hưởng trực tiếp đến thực phẩm: làm hư hỏng, gây mùi, biến dạng và mất đi màu sắc. Vi khuẩn sinh sản bằng cách nhân đôi, tốc độ nhân và sinh tồn của vi khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố như ôxy, nhiệt độ, độ ẩm, độ acid…Hãy tưởng tượng, trong điều kiện thích hợp, có thể nhân gấp đôi sau 20 phút. Từ một con vi khuẩn sau 8 giờ sẽ nhân thành xấp xỉ 17.000.000 con.

Vi khuẩn là mối nguy sinh học thường thấy nhất!
Vi khuẩn là mối nguy sinh học hay gặp nhất trong các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Theo thống kê 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam là do vi khuẩn gây ra.
Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, đặc biệt phân, nước thải, rác, bụi, thực phẩm tươi sống là ổ chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ngay ở cơ thể người cũng có rất nhiều loại vi khuẩn, chúng cư trú ở da, bàn tay, ở miệng, đường hô hấp, đường tiêu hoá, bộ phận sinh dục, tiết niệu…
Mặc dù vi khuẩn đa số bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao (100°C). Tuy nhiên, một số vi khuẩn có nha bào hoặc độc tố chịu nhiệt. Do một số vi khuẩn tiết ra có thể không bị tiêu diệt hay phá hủy bởi nhiệt độ sôi. Đáng ngại hơn là: một số vi khuẩn tiết ra chất độc, mặc dù bị tuyệt trùng ở nhiệt độ cao. Nhưng không đồng nghĩa với việc chất độc do vi khuẩn tiết ra cũng mất đi.

Mối nguy sinh học là mối nguy thường gặp hàng ngày
Để phòng tránh và ngăn chặn kịp thời, cách tốt nhất là ăn chín và uống nước đã tiệt trùng.
Phần lớn vi khuẩn có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ 10 – 60°C và bị tiêu diệt ở nhiệt độ sôi (100°C). Nhiệt độ từ 25°C – 45°C rất thuận lợi cho hầu hết các vi khuẩn trong thực phẩm phát triển gây nguy hiểm. Vì vậy thức ăn đã nấu chín, nên ăn ngay, không được để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
Ở nhiệt độ lạnh (dưới 30°C) hầu như vi khuẩn không sinh sản, nếu có thì rất chậm. Lưu ý, có một số vi khuẩn vẫn có thể nhân lên được ở nhiệt độ 3°C -10°C. Trong điều kiện đóng băng, hầu hết vi khuẩn không sinh sản được. Đun sôi và thanh trùng diệt được vi khuẩn trong vài phút.
Chú ý vệ sinh thân thể và tay trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
Ngoài ra, bảo quản sản phẩm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đủ tiêu chuẩn ATVSTP.

2. Mối nguy sinh học do các siêu vi trùng (virus):
– Virus còn nhỏ hơn vi khuẩn nhiều lần, phải dùng kính hiển vi điện tử phóng đại hàng vạn lần mới nhìn thấy chúng.
– Virus gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường có trong ruột người. Các loại nhuyễn thể sống ở vùng nước bị ô nhiễm, rau quả tưới nước có phân hoặc các món ăn sống chuẩn bị trong điều kiện thiếu vệ sinh. Các bệnh thường hay gặp như: nhiễm virus bại liệt, virus viêm gan.
– Virus có thể lây truyền từ phân qua tay người tiếp xúc hoặc từ nước bị ô nhiễm phân vào thực phẩm. Với một lượng rất nhỏ, virus đã gây nhiễm bệnh cho người. Virus nhiễm ở người có thể lây sang thực phẩm hoặc trực tiếp lây sang người khác trước khi phát bệnh.
– Nói chung virus chịu được lạnh, không chịu được nóng và tia tử ngoại. Virus bị ảnh hưởng bởi các chất sát khuẩn như formol, cồn, acid và kiềm mạnh. Vì vậy, có thể đề phòng các loại virus bằng cách tiệt trùng thức ăn, đồ uống, thường xuyên tẩy rửa. Vệ sinh dụng cụ nấu ăn hoặc khu vực chế biến thực phẩm tươi sống.

3. Mối nguy sinh học do các ký sinh trùng:
– Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ (ký sinh) trong cơ thể các sinh vật khác (vật chủ) đang sống. Lấy thức ăn từ các sinh vật đó để tồn tại và phát triển. Hầu hết ký sinh trùng bị chết và mất khả năng gây bệnh ở nhiệt độ – 15°C. Các loại ký sinh trùng hay gặp trong thực phẩm là giun, sán.


Kết luận mối nguy sinh học có nguy hại thế nào đến sức khỏe con người
Mối nguy sinh học có tầm quan trọng trong đời sống chúng ta. Bởi vì chúng ta tiếp xúc hàng ngày với các mối nguy này. Qua các hoạt động trực tiếp (làm đồ tươi sống, giết mổ gia cầm) và gián tiếp ( cầm, nắm, trao đổi…trong môi trường chợ, nơi đông người) vô tình góp phần lây lan và truyền nhiễm vi khuẩn có hại. Và sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan, sinh ra các loại cúm, dịch vô cùng nghiêm trọng.
Thế giới đã chứng kiến các đại dịch làm “rung chuyển” và thay đổi thế giới mãi mãi. Ví dụ như các thảm họa đại dịch: Cúm A-H5N1, SARS, dịch tả….Gần đây và hiện hữu nhất là đại dịch COVID – 19. Nguyên nhân chính của các đại dịch này là qua mua bán, giết mổ và trao đổi gia súc, gia cầm không hợp vệ sinh.
Hãy tích cực chung tay bảo vệ bản thân và gia đình mình. Từ những việc nhỏ nhất là ăn chín, uống nước đã tiệt trùng, vệ sinh cá nhân thường xuyên, bảo quản và mua bán thực phẩm hợp vệ sinh. Bảo vệ bản thân và gia đình mình là cách bạn góp phần bảo vệ xã hội của bạn.
Nguồn tham khảo: http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn